NHỮNG THÔNG SỐ QUAN TRỌNG CỦA LAZANG Ô TÔ PHẦN 2
Hiểu được các thông số của quả lazang rất quan trọng, việc đó giúp chúng ta có thể lựa chọn được chiếc lazang phù hợp với xe của mình không chỉ về thẩm mỹ mà còn về an toàn kỹ thuật. Trong phần trước TITANCAR đã giúp khách hàng tìm hiểu những thông số cơ bản nhất của một quả lazang, trong phần này chúng ta cùng tìm hiểu các thông số phức tạp hơn 1 chút và mang tính kỹ thuật nhiều hơn.
Thứ nhất về CB- Centre Bore hay gọi là lỗ trung tâm của lazang là nơi mà trục của xe gắn vào với bánh xe (bao gồm lazang và lốp xe), đơn vị dùng đo kích thước đường kính lỗ trung tâm của lazang là milimet.
Đối với hầu hết các dòng xe ô tô trên thị trường hiện nay, trọng lượng của ô tô được truyền từ trục quay đế lỗ trung tâm trên bánh xe. Công việc của bu lông đai ốc là giữ cho bánh xe ở vị trí trên trục quay. Do đó điều quan trọng nhất là lỗ tâm của bánh xe hay lazang phải phù hợp với kích thước của trục ô tô.
Hình ảnh: Lỗ trung tâm của lazang
Khi lazang có lỗ trung tâm lớn hơn vòng xoay của xe thì có thể sử dụng các vòng xoắn định tâm (spacer). Còn khi lỗ trung tâm của lazang quá nhỏ thì có thể gia công lại (tức là khoétt lỗ). Tuy nhiên, việc này tốn kém, không thẩm mỹ nên rất ít người lựa chọn phương án này. Tốt nhất vẫn là lựa chọn Center Bore hay lỗ trung tâm của lazang phù hợp với trục của xe ô tô.
Hình ảnh: lỗ trung tâm của lazang
Thứ hai về PCD- Pitch Cirle Diameter hay là đường kính của vòng tròn tưởng tượng được vẽ qua tất cả các đai ốc trên bánh xe, nó còn được gọi là “vòng tròn đai ốc” hay là khoảng cách giữa 2 lỗ bắt ốc đối diện nhau.
Hình ảnh: Các đo PCD của lazang
PCD của bánh xe hay của lazang xe thường được hiển thị sau số đai ốc , cách nhau bằng dấu gạch chéo. Ví dụ PCD 5/120 nghĩa là lazang đó có 5 lỗ ốc và đường kính “vòng tròn đai ốc” là 120mm, hay khoảng cách giữa 2 lỗ bắt ốc đối diện nhau là 120 mm. Hay ví dụ PCD 4/114.3 nghĩa là lazang đó có 4 lỗ ốc và đường kính “vòng tròn đai ốc” là 114.3 mm, hay khoảng cách giữa 2 lỗ bắt ốc đối diện nhau là 114.3 mm.
Việc đo PCD của lazang có 4 lỗ ốc dễ dàng hơn nhiều vì chỉ cần đo khoảng cách giữa hai tâm ốc đối diện nhau. Còn đo PCD lazang có 5 lỗ ốc khó khăn hơn. Chúng ta cũng có thể xác định PCD dễ dàng hơn bằng cách kiểm tra thông số kỹ thuật ban đầu của nhà sản xuất.
Những chiếc xe khách nhau có kích thước khác nhau, nhưng thường chiếc xe trong cùng phân khúc có cùng PCD. Ví dụ, các dòng xe của Nhật Bản và Hàn Quốc thường có PCD lâzang là 5x114.3, các dòng xe của Đức thường có PCD là 5x120 hoặc 5x112, các dòng xe của Mỹ thường có PCD là 5x108 hoặc 5x105
Thứ ba là ET hay Offset hay độ lệch tâm là khoàng cách giữa tâm lỗ trung tâm của lazang tới mặt phẳng của bề mặt lắp lazang. Do đó, offset có thể là dương hoặc âm và thường được đo bằng milimet. Độ lệch âm có nghĩa là bề mặt lắp đặt lazang hướng về trung tâm của ô tô, độ lệch dương có nghĩa là nó hướng về phí ngoài của ô tô. Độ lệch tâm cũng ảnh hưởng tới nhiều yếu tố khác ngoài việc bánh xe hay lazang có ngô ra qua chắn bùn hay không, . Độ lệch tâm trung bình là 5mm có thẻ chấp nhận được.
Hình ảnh Offset hay ET của lazang: từ trái qua phải: ET dương, ET bằng 0 và ET âm
Độ lệch dương (+) là khi bề mặt lắp đặt dịch chuyển từ đường tâm về phía trước hoặc bên ngoài của bánh xe. Độ lệch dương thường ảnh hưởng tới yếu tố thẩm mỹĐộ lệch âm (-) là khi bề mặt lắp đặt hướng về phía sau hoặc phía phanh của đường tâm bánh xe. Độ lệch âm có thể ảnh hưởng lớn khi lazang xe chạm vào gầm xe
Độ lệch 0 là khi bề mặt lắp đặt nằm trong mặt phẳng của đường tâm.
Tham khảo thêm video hướng dẫn các đo PCD của TITANCAR
Bản vẽ kỹ thuật lazang 14 inch:
Bản vẽ kỹ thuật lazang 18 inch
Bản vẽ kỹ thuật lazang 19 inch
TITANCAR là đơn vị nhập khẩu và phân phối các dòng sản phẩm lazang ô tô chất lượng ở Việt Nam
Chi tiết liên hệ TITANCAR Địa chỉ: số 190 Phố Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
Liên hệ hotline: 0338900888
Website: https://titancar.vn